Hãy cùng tìm hiểu về nhà tù Sơn La qua bài viết dưới đây nhé!
Nếu thích thú với cảnh sắc thiên nhiên thì hãy đến với du lịch Sơn La. Sơn La sẽ khiến bạn cảm nhận rõ nét cảnh sắc nơi vùng núi hoang sơ, dòng suối trong vắt đặc biệt vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc được tô đậm thêm bởi hoa ban trắng xóa cả một vùng trời.
Đặc biệt, khu di tích nhà tù Sơn La là một địa điểm phù hợp với sở thích của các bạn trẻ yêu thích khám phá muốn tìm hiểu lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.
Sơ lược về di tích nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La được người Pháp cho xây dựng vào năm 1908 nhằm giam cầm tù túng những người cách mạng của Việt Nam.
Lúc đầu, nhà tù có tên “Prison de Vạn Bú” nhằm giam cầm những tù nhân phạm tội. Nhưng từ khi Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời, xảy ra đấu tranh thì nhà tù này thay đổi mục đích ban đầu Pháp cho đổi tên là “penitencier de Son La”.
Top 10 thông tin về khu di tích nhà tù Sơn La
1, Được người Pháp Công sứ Jeanmont Perat xây dựng
Xây dựng nhà tù Sơn La không đơn giản nên Pháp đã phải tính toán kỹ từ khâu chọn địa điểm, vật liệu xây dựng và nhân công làm việc…
Trong đó, khâu vận chuyển là khó khăn nhất. Bởi đường xá lúc bấy giờ khó khăn đi lại, dốc đèo nguy hiểm, địa hình hiểm trở như thế phải dùng xe ngựa kéo dài cả 220km từ Hòa Bình lên tới Sơn La. ( Ô tô vận chuyển sắt, thép chỉ chở từ Hà Nội đến Hòa Bình)
2, Nhà tù Sơn La nằm ở đâu?
Nằm ở đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
3, Nhà tù Sơn La được mở rộng
Lần đầu tiên, nhà tù Sơn La được xây dựng là năm 1908 với diện tích 500m2 sau đó được tiếp tục mở rộng trong mười năm từ 1930 – 1940. Trong năm 1940, Pháp mở rộng lên đến 1700m2 và xây dựng thêm với mục đích mới là giam giữ cách mạnh Việt Nam.
Qua những lần mở rộng, tổng diện tích lên đến 2.184m2 gồm ba khu lớn: Nhà tù Sơn La, Nghĩa trang Liệt sỹ và Cây đào Tô Hiệu.
4, Nhà tù Sơn La giam giữ ai?
Trong những năm (1930 – 1945) nhà tù Sơn La liên tục giam giữ hơn một nghìn tù nhân cộng sản trong đó có một số đồng chí làm bên Trung ương ủy viên hay Thành ủy như: Trường Chinh, Lê Duẩn… và nhiều đồng chí cộng sản khác.
5, Cây đào Tô Hiệu, nhà tù Sơn La
Tô Hiệu, con người bị giặc giam giữ tách biệt với những tù nhân khác. Ông bị lao động khổ sai và tách biệt không giao du với các tù nhân khác ngoài lính gác. Trong những năm bị giam giữ khổ sai, ông vẫn hoạt động bí mật. Ông còn cảm hoá hết những người lính bên trong tù giác ngộ theo lí tưởng cách mạng.
Năm 1944, ông hi sinh tại chính nhà tù này. Sau đó, cây đào được mang tên ông vào năm 1945 để tượng trưng tinh thần đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ yêu nước.
Hiện tại, cây đào Tô Hiệu cứ độ mỗi xuân về vẫn nở hoa cả rặng ấy.
6, Nghĩa trang liệt sĩ nhà tù Sơn La
Nghĩa trang liệt sĩ còn một cái tên khác nữa là Nghĩa địa Gốc Ổi, cách nghĩa trang tầm 300 đến 400m.
Sau bao lần tu sửa, xây dựng thêm nghĩa trang cũng hoàn thiện như bây giờ. Các phần mộ được thiết kế bao quanh đài tưởng niệm, được chạm khắc hoa văn.
Nghĩa trang liệt sĩ ghi danh có tất cả là 61 liệt sĩ và phần mộ của Tô Hiệu đặt ở chính giữa trung tâm.
7, Cấu tạo của nhà tù Sơn La.
Nhà tù được xây dựng khá kiên cố, lợp mái tôn, giường của tù nhân được xây bằng đá. Trong mỗi phòng giam đều có một hố xí nổi trên mặt sàn đặc biệt không có nắp đậy, không có nước và không được dọn dẹp.
Với cái môi trường ô nhiễm như này đã lây lan bệnh cho các tù nhân trong nhà tù.
Trải qua mấy lần tàn phá của giặc, nhà tù này không còn nguyên vẹn như trước, bị tàn phá đổ nát rất nhiều.
8, Nhà tù Sơn La sau những năm thống nhất.
Nhà tù Sơn La sau những năm thống nhất được tu sửa lại tường bao quanh, xây lại tường các phòng giang theo nền cũ, dựng gia cố lại những thứ đổ nát ở nhà tù.
9, Nhà tù Sơn La, trường học cách mạng.
Nơi đây từng giam giữ hơn nghìn tù nhân cộng sản, được mệnh danh là trường học cách mạng, nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng cao lớn. Và chính nơi đây đã đóng góp lớn cho cuộc cách mạng tháng Tám thêm thành công.
10, Đường đi đến nhà tù Sơn La.
Và con đường để đến với di tích lịch sử ấy cũng không quá xa xôi.
Từ Mộc Châu, theo quốc lộ 6 tầm120km sẽ tới thành phố Sơn La, hiện giờ đường rất dễ đi nên các bạn đi tầm hơn tiếng rưỡi là sẽ đến nơi.
Thẳng lên đồi Khau Cả là sẽ nhìn thấy bảo tàng Sơn La và nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi.
Nhà tù Sơn La trở thành một địa điểm khu di tích lịch sử thu hút khách trong nước và khách nước ngoài đến thăm quan.